Việc cắt móng tay, móng chân tuy đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách và an toàn thì rất có thể khiến bạn bị chín mé. Vậy chín mé là gì, phải làm sao khi bị chín mé? Hãy cùng nyjetsfans.com chúng tôi tìm lời giải đáp trong nội dung dưới đây nhé.
I. Bệnh chín mé là gì?
Chín mé là tình trạng nhiễm trùng mô mềm ở đầu các ngón tay, ngón chân thường là do tụ cầu, liên cầu gây ra. Đây là loại bệnh về da thường gặp nếu không biết cách giữ gìn vệ sinh hoặc chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ dễ dàng tái phái và diễn biến dai dẳng.
Nguyên nhân chính gây ra chín mé là do tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu gây mủ đi vào cơ thể. Theo đó, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể người thông qua những vết xước, vết thương nhỏ. Vị trí phổ biến nhất ở những mô mềm đầu ngón tay, hai bên hoặc đỉnh ngón. Do đó việc cắt móng tay, móng chân quá sát có thể gây ra những vết thương nhỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và gây ra hiện tượng chín mé.
Thông thường, nhiều người rất chủ quan với những vết xước nhỏ bởi chúng không gây ra đau đớn. Chính vì thế, nếu chín mé không được chữa trị ở giai đoạn nhẹ thì đến khi bệnh nặng việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn nhiều tiền.
II. Những thể chín mé thường gặp
Như đã chia sẻ khi giải thích chín mé là gì, đây là tình trạng nhiễm khuẩn ở đầu ngón tay với 3 thể thường gặp nhất là chín mé dưới da, chín mé sâu và chín mé nông.
1. Chín mé nông
Chín mé nông là tình trạng khởi phát ở lớp da của đầu ngón tay với những trường hợp sau:
- Chín mé nông thể sưng tấy: Đầu ngón tay sẽ sưng nhẹ nhưng không mưng mủ. Để điều trị thể này, thông thường sẽ phải ngâm tay vào nước nóng để làm phóng bế gốc chi.
- Thể chín mé nông trong da: Thời gian đầu, ngón tay sẽ sưng đỏ, sau đó tích mủ ở dưới lớp thượng bị, tạo thành những nốt mủ màu trắng đục. Với trường hợp này cần phải rạch để mủ thoát ra ngoài, sau đó kết hợp với thuốc kháng sinh toàn thần.
- Thể chín mé nhọt: xuất hiện ở vùng mu và có mủ sưng tấy. Chính vì thế, để điều trị cần phải gây tê tại chỗ và rạch để mủ thoát ra ngoài.
- Chín mé nông quanh móng: Ban đầu chín mé xuất hiện ở một phần ở góc móng, sau đó lan vào gốc móng và gây ra mủ. Để có thể điều trị trường hợp này, cần phải gây tê ở gốc móng, sau đó rạch vùng mưng mủ để dẫn mủ ra ngoài, thậm chí có thể lấy bỏ phần móng để thoát khỏi tình trạng mưng mủ.
- Chín mé nông dưới móng: hiện tượng này gây ra tình trạng đau nhức. Khi bóp đầu ngón tay sẽ thấy phần mủ trắng đục ở dưới móng. Để điều trị thì cần phải cắt bỏ phần móng bị mưng mủ, với trường hợp mủ tích tụ và lan rộng thì cắt bỏ toàn bộ móng.
2. Chín mé ngón tay dưới da
Chín mé ngón tay dưới da gây ra tình trạng nhiễm trùng ở dưới da, thường xuất hiện ở các đốt 1,2,3 của ngón tay. Gồm những trường hợp sau:
- Chín mé đầu mút ngón tay: đây là hiện tượng dễ gặp nhất, chúng xuất hiện ở đầu mút ngón tay nhất là đốt thứ 3 với biểu hiện sưng, đau và gây ra nhức. Để điều trị trường hợp này, cần phải rạch một đường vòng cung qua đầu mút ngón tay để mủ thoát ra ngoài và kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
- Chín mé đầu ngón tay: trường hợp này thường xuất hiện ở đốt thứ 2 và gây ra tình trạng sưng tấy. Để điều trị chín mé đầu ngón tay cần phải rạch 2 bên đốt để mủ thoát ra ngoài.
3. Chín mé ngón tay sâu
- Chín mé ngón tay sâu thể xương thông thường xảy ra ở đốt đàn tay hoặc đốt thứ 3 của ngón. Trường hợp này có thể là do chín mé dưới da không được điều trị kịp thời nên gây ra biến chứng với biểu hiện là cả đốt ngón tay sưng phồng gây đau và khó chịu. Để điều trị chín mé ngón tay ảnh hưởng đến xương cần phải gây tê để cắt bỏ phần xương chết. Sau tiểu phẫu, cần phải ngâm ngón tay trong dung dịch thuốc tím pha loãng để làm sạch vết thương, kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
- Chín mé ngón tay sâu ảnh hưởng đến khớp với biểu hiện là khớp sưng tấy đỏ, gây ra sự hạn chế khi vận động. Để điều trị thể này, người bệnh cần được bơm và rửa khớp với thuốc kháng sinh và dung dịch huyết thành 9% kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân theo chỉ định của bác sĩ; đồng thời cố định bất động đoạn khớp.
- Chín mé ngón tay sâu thể gân thường gây ra tình trạng nhức dọc theo đường gân, đặc biệt là vùng gấp ngón tay. Bệnh này sẽ khiến ngón tay bị co lại, không thể duỗi thẳng được. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, sốt cao khi bị nhiễm trùng nặng. Để điều trị thể này, người bệnh cần phải rạch đường nhỏ vào đáy bao để lộ túi cùng gân, từ đó dẫn mũ thoát ra ngoài để bơm rửa gân bằng dung dịch huyết thanh có pha thuốc kháng sinh.
III. Biện pháp phòng tránh chín mé hiệu quả
Có thể thấy, chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Chính vì thế ngoài việc hiểu được bệnh chín mé là gì, cũng như không bao giờ bị chín mé, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên rửa tay, chân sạch sẽ thường xuyên. Lưu ý là tránh ngâm tay, chân trong nước qua lâu.
- Không nên đi chân đất để tránh bị cát bụi dính vào khóe móng chân.
- Không đi giày dép quá chật bởi chúng có thể khiến các ngón chân bị tổn thương.
- Khi cắt móng tay cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe quá sâu ở hai bên ngón.
- Không cắt móng theo hình vòng cung và sát với phần thịt; bạn nên cắt thẳng và làm nhẵn bằng dũa, đồng thời vệ sinh móng sạch sẽ.
- Khi bị chín mé, cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng. Bên cạnh việc điều trị bệnh, người bị chín mé cũng nên kiêng những loại thực phẩm sẽ khiến tình trạng sưng tấy nặng nề thêm như xôi nếp, đường, đậu phộng, thức ăn nhanh…
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ chín mé là gì cũng như biết cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khi bị chín mé thì việc đầu tiên người bệnh cần làm là ngăn ngừa vùng nhiễm trùng bằng cách vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc kháng sinh. Nếu có hiện tượng mủ thì cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được xử trí kịp thời, đúng cách.