Thất tịch là gì? Nguồn gốc, những điều nên và không nên làm vào ngày thất tịch
Khái niệm

Thất tịch là gì? Nguồn gốc, những điều nên và không nên làm vào ngày thất tịch

Bạn đã bao giờ nghe đến “thất tịch” hay “ngày thất tịch” chưa? Có bao giờ bạn thắc mắc với câu hỏi thất tịch là gì và tại sao nhiều người lại quan tâm đến ngày thất tịch như vậy không? nếu bạn đang tò mò và muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi trên thì hãy xem ngay bài viết dưới đây của nyjetsfans.com nhé!

I. Thất tịch là gì?

Đã từ lâu, vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm chính là ngày Thất Tịch ở một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc. Lễ Thất Tịch hay còn được gọi là ngày lễ tượng trưng cho tình yêu nó gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ từ lúc xa xưa.

Đối với người Việt chúng ta sẽ gọi ngày Thất Tịch với cái tên thân thuộc đó là ngày ông Ngâu bà Ngâu, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì vào ngày này ở Việt Nam thường sẽ xuất hiện mưa ngâu và nhiều người cho rằng đây chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ được gặp lại nhau.

II. Ngày thất tích có nguồn gốc từ đâu?

Lễ Thất Tịch được bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ. Đó là một chuyện tình buồn của Ngưu Lang – người phàm trần và Chức Nữ – con gái Vương Mẫu trên trời. Hai người gặp nhau bên một hồ nước khi đó Chức Nữ đang cùng các chị nô đùa dưới hồ. Ngưu Lang nhìn thấy nàng đã phải lòng và tìm kế cướp xiêm y để cô không thể về trời.

Khi đến giờ về trời, nàng loay hoay tìm đồ khóc lóc 1 mình còn các cô chị bay về hết. Thấy vậy, chàng Ngưu Lang mủi lòng lại đem trả cho nàng và thú nhận tất cả. Đồng thời chàng cũng ngỏ lời muốn lấy nàng làm vợ. Chức Nữ thấy được sự chân thành, thật thà, dễ mến của chàng nên đã đồng ý. Và hai người sống với nhau vui vẻ hạnh phúc.

Thế nhưng, Ngọc Hoàng không thấy con gái trở về nên đã sai binh lính bắt con về trời. Chàng Ngưu Lang ở lại với 2 người con ngày đêm thương nhớ nên đã mang con đuổi theo nàng. Vương Mẫu thấy vậy nên đã vạch ranh giới giữa 2 cõi trời và phàm, đó chính là sông Ngân Hà ngày nay. Không vì ngăn sông cách trở mà Ngưu Lang nản lòng. Chàng không từ bỏ và quyết định ở lại đó chờ Chức Nữ quay trở về.

Vương Mẫu thấy vậy rất cảm động với tấm chân tình của 2 người. Nên đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau vào ngày Thất Tịch mỗi năm 1 lần. Từ đó cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch dân gian gọi đó là ngày Thất Tịch.

Truyền thích Ngưu lang và Chức nữ ngày thất tịch
Truyền thuyết Ngưu Lang và Chức Nữ ngày thất tịch

III. Ý nghĩa của ngày thất tịch đối với người phương Đông

1. Ngày lễ thất tịch đối với người Việt Nam

Tại Việt Nam ngày lễ Thất Tịch vào ngày 7 tháng 7 âm lịch còn có tên gọi khác là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Trong ngày lễ Thất Tịch thường hay có mưa rả rích suốt ngày nên gọi là mưa ngâu. Tương truyền kể lại rằng đó là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp lại nhau.

Theo ghi chép của lịch sử, thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) khi vua 42 tuổi. Do vẫn chưa có con nối dõi ngôi vị nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự đúng ngày 7 tháng 7 âm. Về sau đã sinh được Thái tử Càn Đức. Vì vậy, hàng năm tại chùa Hà cũng tổ chức lễ hội cầu duyên, cầu con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc.

Khi đó người ta tin rằng vào ngày lễ Thất Tịch đôi nam nữ yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ sẽ ở bên nhau trọn đời. Cho đến những năm trở lại đây, giới trẻ truyền nhau rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày này sẽ giúp cho tình duyên may mắn. Những cặp đôi yêu nhau sẽ càng bền chặt, còn ai đang cô đơn lẻ bóng sẽ sớm gặp được người trong mộng.

2. Ngày lễ thất tịch đối với người Trung Quốc

Là nơi bắt nguồn của ngày Thất Tịch nên những cô gái Trung Hoa đều rất mong chờ ngày này. Đặc biệt vào thời trước đây những cô gái chưa chồng đều cầu nguyện mong muốn có đôi bàn tay khéo léo trong thêu thùa, nữ công gia chánh. Hoặc một số nơi khác lại cầu nguyện có một tấm chồng tốt….

Một số nơi khác vào ngày này sẽ cùng 7 người bạn làm bánh bột nhào. Trong chiếc bánh sẽ giấu 1 cây kim, 1 tờ giấy đỏ và 1 đồng xu. Khi ăn nếu ai ăn bánh có cây kim sẽ là người  khéo léo. Người ăn phải bánh có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu hạnh phúc. Còn lại ai ăn chiếc bánh có đồng xu sẽ là người giàu có.

Tại Trung Quốc thất tịch được xem là một ngày lễ lớn
Tại Trung Quốc thất tịch được xem là một ngày lễ lớn

3. Lễ thất tịch đối với người Hàn Quốc

Hàn Quốc thường gọi lễ Thất Tịch là lễ Chilseok. Ý nghĩa của ngày lễ này ở Hàn Quốc lại khá khác so với Trung Quốc. Ngày lễ này ở Hàn Quốc thường rơi vào mùa mưa sau khi trải qua những ngày nắng nóng. Vì vậy, nước mưa rơi vào ngày này ở Hàn Quốc gọi là nước Chilseok. Mọi người khi đó sẽ tắm dưới mưa và cầu nguyện có một sức khỏe thật tốt.

Trong lễ Chilseok người dân sẽ ăn các món ngon được làm từ lúa mì. Bởi họ cho rằng nếu ăn vào mùa lạnh sẽ khiến hương vị của lúa mì không ngon nữa.

IV. Những điều nên và không nên làm vào ngày thất tịch

1. Những điều nên làm vào ngày thất tịch

Theo quan niệm của người Việt Nam thì vào ngày thất tịch, bạn nên làm những việc sau đây để gặp được nhiều điều may mắn:

  • Ăn chè đậu đỏ

Ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch đã trở thành một trong những cách thoát ế được dân gian truyền nhau. Nhiều người cho rằng ăn chè đậu đỏ đối với cặp yêu nhau sẽ được suôn sẻ, bền vững. Còn người chưa có người yêu ăn chè đậu đỏ trong ngày 7 tháng 7 sẽ tìm được ý trung nhân của đời mình.

Tương truyền ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch sẽ có người yêu
Tương truyền ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch sẽ có người yêu
  • Đi lễ chùa

Đi chùa cầu duyên là cách mà nhiều người vẫn hay làm trong ngày này với mục đích cầu bình an, hạnh phúc. Trong ngày này ngoài việc ở bên cạnh nhau, những cặp đôi có thể cùng nhau đi chùa cầu nguyện cho chuyện tình cảm xuôi chèo mát mái, thuận lợi, suôn sẻ, tình cảm dạt dào. Những người còn cô đơn đi chùa cầu duyên mong tình duyên thuận lợi. Con đường tình cảm sắp tới sẽ sớm gặp được nửa kia của mình.

2. Những điều không nên làm vào ngày thất tịch

Những quan niệm xưa của ông bà ta truyền lại thì ngày thất tịch sẽ cần phải tránh làm những việc sau:

  • Cưới hỏi

Kiêng không nên tổ chức đám cưới vào ngày Thất Tịch. Bởi theo truyền thuyết đây là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Ngày cả gia đình được đoàn tụ sau đó lại phải chia xa cả năm trời. Vì vậy, nhiều người cho rằng đây là một ngày không đem lại may mắn, đặc biệt là chuyện kết tóc trăm năm dễ xảy ra xa cách.

Không nên cưới hỏi vào ngày thất tịch
Không nên cưới hỏi vào ngày thất tịch
  • Xây nhà cửa

Xây nhà trong ngày Thất Tịch được nhiều người khuyên nên tránh. Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Việt Nam, cứ vào ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm đều có mưa ngâu. Điều này khiến tiến độ xây dựng bị ảnh hưởng và cản trở.

Hơn nữa, tháng 7 âm lịch được cho là tháng cô hồn. Theo quan niệm đây là thời điểm ma quỷ được tự do lên trần gian để quấy phá. Từ đó, làm nhà sẽ không bao giờ làm trong khoảng thời gian này. Dễ gây phát sinh những sự cố, sai sót không mong muốn.

V. Ngày thất tịch năm 2021 là ngày bao nhiêu?

Lễ Thất Tịch trong dân gian là ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Bạn có đang tò mò lễ Thất Tịch năm 2021 sẽ vào ngày nào dương lịch không? Theo đó, dương lịch của lễ Thất Tịch năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 14/08/2021.