Đá phạt trực tiếp là gì? Luật đá phạt trực tiếp theo Liên đoàn bóng đá Thế giới - nyjetsfans.com
Bóng đá

Đá phạt trực tiếp là gì? Luật đá phạt trực tiếp theo Liên đoàn bóng đá Thế giới

Khi theo dõi các trận bóng đá chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến thuật ngữ đá phạt trực tiếp. Hình thức này xảy ra hầu hết ở tất cả các trận bóng đá, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Chuyên mục bóng đá hôm nay của chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn các thông tin về đá phạt trực tiếp là gìluật đá phạt trực tiếp theo Liên đoàn bóng đá Thế giới.

I. Đá phạt trực tiếp là gì? Các lỗi nào sẽ bị xử lý đá phạt trực tiếp?

1. Đá phạt trực tiếp là gì?

Đá phạt trực tiếp là tình huống phạt trực tiếp (hay còn gọi là đá bóng phạt trực tiếp), là một tình huống cố định xảy ra khi một cầu thủ tấn công bị hàng phòng ngự đối phương phạm lỗi nghiêm trọng gần với khu vực vòng cấm địa 16m50 (trích điều 12 của luật bóng đá – FIFA ban hành).

Với vị trí đá phạt khá gần với cầu môn đối phương hay là đá phạt trực tiếp trong vòng cấm, đá bóng phạt trực tiếp được xếp vào một trong những tình huống bóng chết dễ dẫn đến bàn thắng nhất (khả năng ghi bàn từ đá bóng phạt trực tiếp chỉ xếp sau tình huống phạt 11m).

2. Các lỗi bị xử lý đá phạt trực tiếp

Các tình huống dẫn đến việc trọng tài quyết định sẽ có một quả đá phạt trực tiếp diễn ra bao gồm:

  • Xô đẩy hoặc kéo áo khiến đối thủ bị ngã hoặc mất thăng bằng
  • Choài bóng, tắc bóng nhưng lại chạm chân đối thủ trước
  • Đánh vào người hay tìm cách đánh vào người đối thủ
  • Đá vào chân hay tìm cách đá vào chân đối thủ
  • Cản trở đối thủ di chuyển hoặc xử lý bóng
  • Cố tình chơi bóng bằng tay
  • Nhổ nước bọt vào đối thủ
  • Tấn công đối thủ
Việc nhổ nước bọt vào đối phương có thể sẽ bị xử sút phạt trực tiếp
Việc nhổ nước bọt vào đối phương có thể sẽ bị xử sút phạt trực tiếp

II. Luật đá phạt trực tiếp theo quy định của Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA)

Theo luật 13 của FA về Đá Phạt Trực Tiếp, khi trọng tài thổi còi và chỉ tay xuống điểm một cầu thủ bị đối phương phạm lỗi hoặc một cầu thủ để bóng chạm tay, thì đó chính là điểm đặt bóng của quả đá phạt trực tiếp. Đội bị phạt sẽ lập hàng rào để ngăn chặn hay giảm thiểu mức độ nguy hiểm của quả đá phạt trực tiếp.

1. Điểm đá phạt trực tiếp

Như đã nói ở trên, điểm đặt bóng để thực hiện quả đá phạt trực tiếp chính là điểm xuất hiện tình huống phạm lỗi do trọng tài xác định. Tất nhiên, nó phải nằm ngoài vòng 16m50.

2. Lập hàng rào ngăn cản đá phạt trực tiếp

Hàng rào ngăn cản quả đá phạt trực tiếp phải cách điểm đặt bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi cầu thủ sút phạt chạm chân vào bóng. Nếu điểm đá phạt trực tiếp quá gần vòng 16m50 thì hàng rào không cần phải cách vị trí đặt bóng đúng 9m15 mà chỉ cần cách một khoảng tối thiểu bằng 1/3 khoảng cách từ điểm đặt bóng tới khung thành.

Số người và người lập hàng rào sẽ do thủ môn của đội bị đá phạt trực tiếp lựa chọn, đa phần hàng rào thường gồm 5 người tuỳ theo khoảng cách của điểm đá phạt đến khung thành. Cầu thủ của đội đá phạt cũng có thể đứng trong hàng rào để tạo ra khoảng trống cho bóng đi qua.

Thời gian lập hàng rào sẽ do trọng tài chỉ định tùy thuộc vào từng mức độ nguy hiểm dẫn tới khả năng ghi bàn của điểm sút phạt. Nếu điểm đá phạt ở ngay sát vòng 16m50 thì trọng tài sẽ cho thủ môn của đội bị đá phạt có thêm thời gian để lập hàng rào hoặc thủ môn có thể xin thêm thời gian.

Thời gian lập hàng rào sẽ do trọng tài chỉ định tùy thuộc vào từng mức độ nguy hiểm của pha sút phạt
Thời gian lập hàng rào sẽ do trọng tài chỉ định tùy thuộc vào từng mức độ nguy hiểm của pha sút phạt

3. Thực hiện cú sút phạt trực tiếp

Cầu thủ thực hiện cú sút phạt trực tiếp có thể sút bóng ngay sau khi trọng tại cho phép nếu như không có cầu thủ nào của đội đối phương đứng ở trong phạm vi 3m tính từ điểm đá phạt. Bóng sẽ được coi bóng sống ngay sau khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt trực tiếp chạm chân vào bóng.

4. Bàn thắng

Bàn thắng ở tình huống đá phạt trực tiếp, tính từ điểm trái bóng xuất phát từ điểm đá phạt bay thẳng vào lưới mà không cần chạm cứ cầu thủ đối phương nào được công nhận là hợp lệ. Khi cầu thủ đá phạt chạm bóng, bóng được là bóng sống và nếu nó bay vào lưới bởi những cầu thủ khác, kể cả cầu thủ của đội chịu đá phạt, thì bàn thắng vẫn hợp lệ

5. Bóng

Nếu bóng đi thẳng vào lưới đối phương, bàn thắng được công nhận. Nếu bóng bay vào lưới đội được đá phạt trực tiếp thì đối phương được hưởng quả phạt góc. Nếu bóng chạm tay của cầu thủ lập hàng rào, một quả đá phạt trực tiếp lại xuất hiện tại điểm bóng chạm tay. Nếu bóng chạm tay cầu thủ lập hàng rào trong vòng 16m50, trọng tài sẽ thổi penalty.

III. Cách thực hiện các quả đá phạt trực tiếp

Cầu thủ có thể thực hiện đá phạt trực tiếp bằng 3 cách dưới đây:

1. Cách dùng mu bàn chân sút bóng

Cách đầu tiên, cầu thủ có thể dùng mu bàn chân để sút bóng. Có hai sự lựa chọn đó là có thể để cầu thủ khác đẩy bóng ra xa người và thực hiện sút bóng. Hoặc có thể là trực tiếp sút bóng tại điểm đặt bóng. Nhiều ngôi sao bóng đá đã sử dụng cách này, đó là: Steven Gerrard, Roberto Carlos, John Arne Riise, Frank Lampard,…

2. Cách dùng lòng trong bàn chân để thực hiện sút bóng

Cách thứ hai đó là cầu thủ dùng lòng trong bàn chân để thực hiện sút bóng. Cách đưa bóng đi lệch có thể đánh lừa cầu thủ hậu vệ và thủ môn đối phương. David Beckham, Messi, Alonso, Hernandez,… là những cầu thủ thường áp dụng cách này.

3. Cách sút bóng nhẹ nhưng có độ xoáy lớn và hiểm hóc

Đây là cách sút phạt khó nhất và cần phải là người có kỹ thuật tốt mới có thể sử dụng được cách này. Để thực hiện được pha bóng này thì cầu thủ phải ra một cú sút bóng nhẹ nhưng rất xoáy và hóc hiểm khiến cho cầu thủ và nhất là thủ môn đội bạn khó có thể lường trước đường đi của bóng để cản phá được cú sút này. Những cầu thủ đã từng thực hiện cú sút này là: Roberto Carlos, Faiz Subri, Geraldao, David Beckham, Messi, Ronaldo,…

Bạn có thể chiêm ngưỡng những pha đá phạt trực tiếp có độ xoáy và vô cùng hiểm hóc qua video sau:

Đá phạt trực tiếp có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới 2 đội bóng. Đây cũng là một trong số các tình huống bóng kịch tính diễn ra ở trên sân. Đá phạt trực tiếp gây khó khăn cho hàng thủ còn đây cũng là cơ hội để hàng công tìm kiếm bàn thắng. Chính vì vậy, các cầu thủ hàng phòng ngự thường phải khéo léo hết sức để hạn chế không bị phạm lỗi với cầu thủ đội bạn, nhất là khu vực gần vòng cấm.

IV. Các trường hợp đặt biệt của đá phạt trực tiếp

1. Đá phạt nhanh

Đá phạt nhanh là một hình thức sút phạt áp dụng tất cả những quy tắc của đá phạt trực tiếp nhưng trong pha sút phạt này các cầu thủ của đội phạm lỗi sẽ không nhất thiết phải đứng cách xa với trái bóng tối thiểu 9,15m. Pha đá phạt này sẽ được thực hiện nhờ một số lý do chiến thuật như lợi dụng vị trí đứng thuận lợi của các cầu thủ để gây bất ngờ cho việc phòng thủ.

Trọng tài sẽ là người có quyền quyết định xem có nên cho đội hưởng quả đá phạt trực tiếp tiến hành đá phạt nhanh hay không.

2. Đá phạt trực tiếp trong vòng cấm

Khi vi phạm lỗi nằm ở vị trí trong vòng cấm địa (trong khu vực 16m50) của đội phạm lỗi thì pha đá phạt trực tiếp sẽ trở thành một pha đá penalty hay còn gọi là đá phạt đền. Cầu thủ thực hiện pha đá phạt này được phép có một cú sút duy nhất vào thẳng cầu môn của đội đối phương và hàng rào duy nhất chắn giữ chỉ có thủ môn.

Vị trí đặt bóng trong trường hợp này sẽ luôn nằm ở chấm phạt đền bất kể là lỗi vi phạm có xảy ra ở đâu trong vùng cấm địa. Bên cạnh đó thì quả bóng trong pha sút phạt này vẫn được tính là bóng sống có thể được chơi như bình thường kể cả khi nó đã rời khỏi khu vực cấm địa.

Pha đá Penalty hay còn gọi là đá phạt đền
Pha đá Penalty hay còn gọi là đá phạt đền

Những pha đá phạt luôn là một trong những cơ hội béo bở để ghi bàn trong các trận đấu bóng đá, chính vì thế mà biết cách tận dụng và thực hiện thì cơ hội chiến thắng dành cho đội bạn là không xa. Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ mang lại những điều bổ ích hơn cho bạn trong kiến thức về bộ môn thể thao vua.